1. Kể câu chuyện của bạn!
Có nhiều kênh trực tuyến bạn có thể sử dụng để truyền thông nhận diện thương hiệu của mình như website, mạng xã hội, diễn đàn, báo mạng. Dù xuất hiện ở kênh nào thì cũng hãy truyền thông như cách bạn kể một câu chuyện, với một ý tưởng chủ đạo xuyên suốt để làm bật lên cảm hứng trong câu chuyện kinh doanh của bạn, phong cách và giá trị thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp khách hàng sẽ có những cảm nhận tích cực về doanh nghiệp bạn một cách nhanh chóng hơn.
2. Đầu tư vào nội dung
Hãy đầu tư nhiều thời gian công sức nhiều nhất có thể để suy nghĩ về cấu trúc nội dung của website và kênh mạng xã hội. Ví dụ như trong website, các menu nên được sắp xếp ra sao, số lượng các trang con cần có. Một website được cấu trúc khoa học, logic, rõ ràng và dễ tra cứu giúp cho người truy cập thu nhận được nhiều thông tin nhất có thể. Nếu bạn không chắc chắn về cách trình bày một website, bạn có thể nhờ một đơn vị cung cấp dịch vụ thiết kế website giúp bạn, nhưng nên luôn chắc chắn rằng bạn muốn truyền tải điều gì qua website của mình.
3. Chọn những đơn vị thiết kế có hình ảnh thương hiệu trực tuyến đẹp
Bạn không bao giờ nên chọn những đơn vị thiết kế website không có sự đầu tư về hình ảnh cho chính website và các kênh truyền thông online của chính họ. Bạn có tìm thấy thông tin hữu ích trên website của họ? Hình ảnh website của họ có hấp dẫn sinh động? Họ có tương tác với bạn trên Facebook? Nếu họ có một hiện diện trực tuyến thuyết phục, đó sẽ là một lời hứa hẹn về chất lượng website họ làm cho bạn cũng tương đương như vậy.
4. Cung cấp những nguồn tư liệu mà khách hàng quan tâm
Lý do mà khách hàng muốn dừng lại ở website của bạn lâu hơn là vì bạn cung cấp cho họ thông tin mà họ quan tâm. Hãy thử suy nghĩ xem khách hàng của bạn sẽ muốn đọc về điều gì. Chẳng hạn, nếu bạn kinh doanh sữa cho trẻ em. hãy cung cấp cho khách hàng tư liệu về chăm sóc con cái gia đình; nếu bạn kinh doanh du lịch lữ hành, hãy viết bài chia sẻ kinh nghiệm du lịch …
5. Tính kết nối và tương tác
Website sẽ không có ý nghĩa nếu nó không tạo được khả năng kết nối giữa khách hàng với công việc kinh doanh của bạn. Bạn có thể làm được điều đó bằng cách liên kết website với các tài khoản mạng xã hội, thông tin liên lạc, chat box tương tác trực tuyến. Tính tương tác là yếu tố quyết định bạn có thể thu lợi ích thương mại từ website của mình hay không. Hãy đảm bảo dù khách hàng tiếp cận bạn ở kênh nào thì họ cũng sẽ tìm thấy liên kết với các kênh khác ngay tại đó.
6. Chú ý đến phiên bản mobile
Nội dung website của bạn cũng nên được hiển thị tốt trên mobile, không chỉ bởi số lượng người dùng smart phone ngày càng tăng, mà điều đó còn giúp tăng SEO ranking của website. Vì giờ đây sự thay đổi thuật toán của Google khiến cho những website hiển thị tốt hơn trên mobile được xếp thứ hạng cao hơn trong tìm kiếm.
7. Cập nhật thông tin thường xuyên
Sẽ thật phí phạm nếu bạn trả tiền phí cho tên miền hàng năm mà lại không cập nhật gì cho website của mình. Hãy lên kế hoạch đăng tải nội dung thường xuyên ngay từ khi có ý định lập website, dù đó là cập nhật tin tức hoạt động, các dự án đang triển khai, hay ra mắt sản phẩm dịch vụ mới. Điều đó giúp khách hàng và công chúng biết rằng doanh nghiệp bạn vẫn hoạt động và có những bước phát triển mới như thế nào.