Nghĩ đến những điều cơ bản
Trên thực tế, những mẫu logo được thiết kế thành công nhất đều tuân theo một số nguyên tắc”vàng”. Nhưng nguyên tắc đầu tiên, và có lẽ cũng quan trọng nhất chính là: đơn giản.
Hãy tập trung suy nghĩ của bạn vào mẫu thiết kế, nhưng cũng đừng phức tạp hóa vấn đề hoặc cố gắng quá sức để tạo ra một cái gì đó thật ấn tượng. Nếu bạn muốn thiết kế ra một logo dễ nhận biết, linh hoạt và mang tính ứng dụng cao. Hãy đặt ra câu hỏi: Liệu nó có hoạt động hiệu quả khi được đặt ở cuối trang web với kích thước rất nhỏ hoặc khi được treo phía trước một toàn nhà cao tầng?
Để kiểm tra được tiêu chí đơn giản của mẫu thiết kế, bạn có thể áp dụng cách kiểm tra siêu hiệu quả sau đây. Đó chính là tiếp tục “bài trừ” chi tiết cho đến khi nó trở về hình dạng cơ bản nhất và không thể đơn giản hơn được nữa. Lúc này, bạn nên tự hỏi, liệu chiếc logo này có dễ dàng được nhận ra chỉ với vài nét phát thảo hay không? Đâu là điểm độc đáo nhất và đâu là yếu tố nhận diện? Nói chung, thiết kế logo càng đơn giản thì càng dễ nhớ.
Hiểu rõ tâm lý hình học trong thiết kế logo
Tránh sử dụng những hình ảnh quá phổ biến như bóng đèn để đại diện cho “ý tưởng” hoặc hình quả cầu để tượng trưng cho “toàn cầu, quốc tế”. Tâm lý hình học bao hàm nhiều thứ hơn những ý nghĩa đơn thuần.
Chẳng hạn như, độ sáng, tươi tắn của màu vàng thường phù hợp với hình tam giác. Sự mát mẻ của màu xanh là “cặp đôi hoàn hảo” với hình tròn. Trong khi đó, sự bắt mắt, độc đáo của màu đỏ lại kết hợp ăn ý với hình vuông. Bạn sẽ được tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về tâm lý hình học trong phần tiếp theo của bài viết này.
Làm chủ hệ thống lưới và cấu trúc thiết kế logo
Hệ thống lưới (Grid) là một ý tưởng toán học khá khô khan nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng trong quá trình thiết kế logo chuyên nghiệp, và cấu trúc thiết kế cũng vậy. Hệ thống lưới là bộ thước đo dùng để canh lề và canh kích thước các vật thể trong bản thiết kế. Mặc dù có nhiều loại hệ thống lưới khác nhau, nhưng không có một quy tắc cụ thể nào cho việc chúng phải như thế nào.
Nhưng khi đã nắm bắt được tỉ lệ vàng, thiết kế ra một chiếc logo chuyên nghiệp hoàn hảo về mặt hình ảnh không còn là điều quá xa vời. Hiện nay, hầu hết các designer đều công khai những bản phát thảo của mình, dù đó là những công cụ trực tuyến như Behance hay Dribble, hoặc một phần của dự án lên trang web cá nhân. Bạn có thể dễ dàng tham khảo cách họ sử dụng hệ thống lưới và cấu trúc thiết kế, từ đó rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
TẬN DỤNG KHÔNG GIAN ÂM TRONG THIẾT KẾ LOGO
Tận dụng không gian âm (âm bản) là một thành phần quan trọng trong thiết kế logo chuyên nghiệp mặc dù rất khó để thực hiện. Tuy nhiên, một khi bạn đã làm được, không gian âm có thể giúp mẫu thiết kế logo trở nên ấn tượng hơn hẳn, đồng thời nâng cao hiệu quả nhận diện thương hiệu.
Như đã nói ở phần trước, FedEx là một minh chứng về cách sử dụng không gian âm cực thông minh trong typography. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều ví dụ nổi bật khác về cách sử dụng này mà bạn có thể tham khảo.
Sử dụng không gian âm một cách khéo léo và hợp lý còn khiến logo của một thương hiệu ý nghĩa hơn. Điều này càng nhấn mạnh nguyên tắc: càng đơn giản hóa càng dễ để lại dấu ấn cho thương hiệu trong mắt người dùng.
Sử dụng tài dí dỏm và óc hài hước
Thực ra, tận dụng không gian âm chỉ là một trong vô vàn cách để khiến khách hàng phải mỉm cười mỗi khi trông thấy mẫu logo chuyên nghiệp của bạn. Alan Fletcher, người sáng lập ra Pentagram, một trong những người tiên phong trong việc sử dụng óc hài hước trong thiết kế đồ họa.
Một cuốn sách về cách thiết kế hiệu quả có tên A Smile In The Mind (tạm dịch Một nụ cười trong tâm trí) do Beryl McAlhone và David Stuart viết và vừa được cập nhật, chỉnh sửa bởi Nick Asbury và Greg Quinton tại The Partners – là một tài liệu tham khảo lý tưởng nếu bạn quan tâm đến việc mang đến sự hài hước và dí dỏm cho tác phẩm của mình. Cuốn sách chứa không ít ví dụ đầy cảm hứng từ các nhà phân tích hàng đầu thế giới, bao gồm cả Fletcher.
Như Quinton và Asbury đã nói trong phần giới thiệu phiên bản năm 2016: “Sự dí dỏm, hài hước là yếu tố mang đến thành công vang dội cho những gã khổng lồ như Google, Apple và Coca-Cola … Nó còn là thuật giả kim biến những chiếc vali thành phương tiện cứu hộ, máy hút bụi gia đình thành bạn bè của bạn.