Branding – Nhiệm vụ đầu tiên của bộ nhận diện thương hiệu
Doanh nghiệp sử dụng bộ nhận diện thương hiệu để lan tỏa các thông điệp cũng như chiến dịch sản phẩm của mình đến với từng đối tượng khách hàng tiềm năng.
Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm các sản phẩm quảng cáo được dùng để trình bày và đại diện cho thương hiệu của công ty. Từ logo, letterheads hay tên công ty, tất cả đều đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng bộ mặt của doanh nghiệp khi giờ đây chúng đã trở thành các chuẩn mực đại diện giúp khách hàng nhận biết về công ty, sản phẩm được nói đến.
Bộ nhận diện thương hiệu giúp tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Giữa thị trường kinh doanh đa dạng, nhiều nguồn cung cấp, làm thế nào để trở nên nổi bật so với các thương hiệu đối thủ của bạn? Ngoài giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, nhiều công ty còn đánh mạnh vào thương hiệu. Ví dụ như Grab, hiện tại, các nhân viên hay tài xế của công ty kinh doanh dịch vụ vận chuyển này đều phủ lên mình một màu xanh lá và logo quen thuộc từ đồng phục, mũ bảo hiểm cho đến ứng dụng… Thậm chí, với nhiều công ty chú trọng sự đồng bộ trong thương hiệu, họ còn đưa logo, màu chủ đạo vào từng sản phẩm mà nhân viên sử dụng.
Điều này giúp các doanh nghiệp “phủ sóng” rộng rãi và mang tính chuyên nghiệp hơn. Mà trong marketing, việc tác động đến tiềm thức khách hàng là yếu tố then chốt giúp bán được sản phẩm. Nếu có một bộ nhận diện thương hiệu tốt, doanh nghiệp của bạn đã nắm được 50% khả năng dành lấy được thị phần.
Con đường mở rộng thị trường ra quốc tế
Khi doanh nghiệp của bạn đã có chỗ đứng trong thị trường trong nước, đã đến lúc nghĩ đến các thị phần ở các nước ngoài. Và, để có thể cạnh tranh với các đối thủ lớn hơn, với chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngang tầm. việc khẳng định vị thế cảu doanh nghiệp bạn, một lần nữa lại là yếu tố quan trọng không thể thiếu.
Chuyện gì sẽ xảy ra nếu một doanh nghiệp không có bộ nhận diện thương hiệu? Bạn nghĩ rằng bộ nhận diện thương hiệu không cần thiết? Sẽ không có bất kì khách hàng nào thèm đoái hoài hay tìm hiểu doanh nghiệp của bạn nữa vì họ đã quá bận tâm bởi những lời chào mới của đối thủ.
Yêu cầu cho một bộ nhận diện thương hiệu chuẩn
Dưới đây là một số yêu cầu cần thiết cơ bản cho một bộ nhận diện thương hiệu:
-Logo: Sử dụng không quá 3 màu sắc, hình ảnh đơn giản, dễ nhớ, dễ gây ấn tượng
-Website: Thiết kế website nên sử dụng màu sắc giao diện tương đồng với màu logo (điều này giúp khách hàng dễ nhận biết và nhận diện thương hiệu hơn)
-Bộ namecared, poster, letterhead, folder: Trình bày rõ ràng, đồng bộ, không quá rườm rà tập trung vào tiểu tiết.
-Slogan: Nên dễ hiểu và không quá dài dòng, tạo ấn tượng dễ nhớ cho khách hàng.
Ngoài các yêu cầu riêng cho từng ấn phẩm, bộ nhận diện còn có các yêu cầu chung như sau:
– Sự khác biệt: Khi cạnh tranh trên thị trường ngày càng khắc nghiệt, các thương hiệu cần tạo nên sự khác biệt cho riêng mình để thay đổi nhận thức rõ ràng trong khách hàng. Giữa môi trường quá nhiều đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp của bạn nên có đặc điểm dễ nhận biết, có tính ấn tượng và được yêu thích
– Tính liên quan: Bộ nhận diện thương hiệu nên có tính nhất quán, liên quan đến nhau và đặc biệt là có sự liên quan đến thông điệp chung của thương hiệu.
– Sự gắn kết: Bộ nhận diện thương hiệu cần tạo nên sự gắn kết giữa lời nói và hành động. Tất cả các thông điệp, giao tiếp, truyền thông, các kinh nghiệm, việc cung cấp sản phẩm cần có mối liên quan tạo ra một thể thống nhất có ý nghĩa và tạo ra giá trị
– Được ưa chuộng: Một thương hiệu có tính khác biệt, liên quan đến khách hàng, có tính gắn kết là thương hiệu tạo ra giá trị cho nội bộ thương hiệu đó và khách hàng. Được yêu thích là kết quả cuối cùng của sự tôn trọng mà khách hàng dành cho thương hiệu