Con người thích những thứ họ quen thuộc. Nhưng ta lại đang số trong một thế giới luôn thay đổi. Trong khi các nhà quản lý thương hiệu vật lộn với vấn đề xác định thời điểm và thực hiện thay đổi nhận diện, tôi lại quan tâm hơn đến các động cơ đằng sau lý do tại sao các thương hiệu chọn thay đổi cách thể hiện bản thân – vì chính đây là điểm mà tôi nghĩ rằng sẽ quyết định mọi thứ.
Nếu các động cơ là không hợp lý, việc tái thiết kế sẽ thất bại. Bằng chứng cứ cụ thể, một bài báo xuất sắc của Business Insider đã nghiên cứu một loạt các vụ tái thiết kế thương hiệu thất bại gần đây. Hai nguyên tắc được rút ra là:
– Xác định rõ mình là ai và hãy là chính mình. Đây là điều căn bản của nhận diện, nhưng một số doanh nghiệp vẫn nghĩ rằng họ có thể thuyết phục công chúng rằng họ là một đối tượng khác (so với bản chất của họ) bằng cách thay đổi nhận diện thương hiệu. Không có nhóm chuyên gia nào có thể biến bạn trở thành một người khác chỉ bằng thiết kế lại thương hiệu, cũng giống như ta không thể thay đổi tên để khiến mình hấp dẫn hơn. Nếu bạn không phải là một thương hiệu phổ thông, bạn phải chấp nhận điều này.
– Không che đậy. Thay đổi một nhận diện để hướng đến việc che đậy sự thật không phải là sự tái thiết kế thương hiệu. Đó là việc của những người không lương thiện nhằm lừa dối nhà đầu tư và khách hàng. Trước đây điều này có thể thành công. Nhưng ngày nay, mọi người đều kết nối vào một mạng lưới thông tin rộng lớn, việc lừa dối này là vô ích.
Vậy các thương hiệu nên làm lại nhận diện như thế nào? Nguyên tắc căn bản của tôi là: trước khi thực hiện bất cứ sự thay đổi nào, hãy nghĩ về khách hàng. Thay đổi thiết kế thương hiện chỉ khi điều này sẽ giúp nhận diện trở nên thú vị và gần gũi hơn với khách hàng (không phải vì chuyên gia marketing cảm thấy không thích thiết kế thương hiệu cũ hay vì đối thủ cạnh tranh thực hiện điều chỉnh).
10 lý do tại sao bạn cần thay đổi bộ nhận diện thương hiệu:
1. Khiến nó thân thiện hơn
2. Khiến nó gọn gàng hơn
3. Khiến nó đơn giản hơn
4. Khiến nó trông hiện đại và gần gủi hơn với cuộc sống hiện tại
5. Giúp nó phản ánh tốt hơn về bản thân bạn (và điều khiến khách hàng yêu quý bạn)
6. Để ra tín hiệu về định hướng mà bạn đang theo đuổi (những điều khiến khách hàng sẽ yêu quý bạn)
7. Để cho thấy rằng việc kinh doanh của bạn đã và đang thay đổi (theo hướng làm khách hàng hài lòng hơn)
8. Để trở nên nổi bật hơn (theo đó là dễ được nhận ra hơn), đặc biệt trong thị trường cạnh tranh khốc liệt
9. Để nhấn mạnh một khía cạnh trong các cá tính mà trước đó chưa được nhấn mạnh
10. Để sửa chữa các sai sót trong nhận thức làm hạn chế sự phát triển của bạn hay ngăn cản bạn đến với những khách hàng bạn mong muốn.
Trên hết – những gì khách hàng thấy phải song hành với cách họ nghĩ về bạn hay cách bạn muốn họ nghĩ về bạn, không phải chỉ là những điều nhà quản lý thương hiệu hay các lãnh đạo muốn thể hiện. Một nhận diện không phản ánh thực chất thì chỉ là một hình vẽ vô hồn.
Trước khi ban quyết định thực hiện thay đổi nhận diện, xin hãy tự hỏi: “Tại sao việc này thay đổi nhận định của khách hàng về thương hiệu của mình theo hướng tốt lên?” Nếu bạn không tìm ra câu trả lời, chắc chắn khác hàng của bạn cũng vậy.
Tham khảo nguồn Brand Strategy Insider