1. Nền tảng thương hiệu (Brand Concept)
Nền tảng của thương hiệu hay thường được gọi là Brand Concept hay Brand Platform bao gồm:: Vision, Mission; POD, USP; Personality; Attribute; Identity. Đây là một khái niệm khá trừu tượng và chỉ được thể hiện thông qua các hoạt động của thương hiệu. Vậy nhưng, nó lại được coi là “ nền tảng cơ bản” liên quan đến khách hàng mà từ đó thương hiệu phát triển và khởi động.
Hiểu một cách đơn giản, Brand Concept là cái đầu tiên xuất hiện trong tâm trí khách hàng khi nghĩ về thương hiệu hay các sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Để khách hàng có thể ghi nhớ thương hiệu một cách lâu dài, Brand Concept phải có sự nhất quán trên mọi điểm chạm với khách hàng, phải có sự khác biệt để nổi bật tính cách thương hiệu
2. Logo
Logo luôn là “cái nhìn đầu tiên” của thương hiệu doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức về thương hiệu của khách hàng cũng như quyết định mua hay thái độ dành cho sản phẩm. Bên cạnh logo là một trong những phần của bộ nhận diện thương hiệu quan trọng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có.
Thiết kế logo là việc đầu tiên để tạo ra hình ảnh hoàn hảo cho một thương hiệu. Một logo tốt cho thấy những gì một công ty làm và những gì thương hiệu có giá trị. Nó mang lại hiệu quả rõ ràng trong các chiến lược phát triển thương hiệu, định ra những quy tắc và như một quyển sách hướng dẫn về doanh nghiệp. Một logo mạnh mẽ có thể giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu đã đề ra như tăng doanh thu, thu hút khách hàng mới, củng cố niềm tin khách hàng trung thành hoặc tạo ra nhận thức đột biến. Đây đều là các yếu tố để mau chóng dẫn đến sự thành công của thương hiệu
3. Slogan/ Tagline
Cùng với tên thương hiệu, slogan/tagline là yếu tố quan trọng thứ hai của bộ nhận diện thương hiệu số. Slogan/ Tagline về cơ bản là thông điệp mà thương hiệu muốn truyền đạt một cách ngắn gọn và sâu sắc nhất các tính năng của sản phẩm đến khách hàng.
Slogan thông thường là một câu văn ngắn gọn mang tính mô tả về tính chất của thương hiệu. Các thương hiệu thường dùng slogan để gửi gắm lời hứa, giá trị cốt lõi hay hướng phát triển của sản phẩm. Slogan đặc biệt có hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị thương hiệu. Nó giúp khách hàng nhanh chóng biết được thương hiệu đó là gì, khác biệt ra sao, vượt trội hơn đối thủ ở điểm nào.
Mặt khác, tagline lại được sử dụng để định vị sản phẩm và triết lý kinh doanh của doanh nghiệp. Vị trí của nó thường ở cuối các đoạn quảng cáo, clip giới thiệu doanh nghiệp hay chiến dịch. Đôi khi tagline không liên quan gì đến sản phẩm, dịch vụ nhưng lại tạo nên ấn tượng khiến khách hàng mục tiêu luôn nhớ tới nhãn hàng.
4. Website
Website trong bộ nhận diện thương hiệu số như một địa chỉ cửa hàng ở khắp mọi nơi của thương hiệu. Khi khách hàng muốn tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, họ sẽ tìm kiếm mọi thông tin họ cần trên website doanh nghiệp. Việc của doanh nghiệp là giúp họ có được thông tin một cách nhanh chóng và chính xác nhất trên trang web của mình.
Thiết kế website luôn đặt sự hiệu quả, đơn giản và dễ dàng điều hướng lên hàng đầu. Bên cạnh đó, website cần giữ được sự nhất quán mà thương hiệu đã đặt ra với màu sắc phù hợp hoặc bổ trợ cho logo. Những thông tin cần có như tên thương hiệu, tên dịch vụ, tên sản phẩm cũng phải được sắp xếp hợp lý, thiết kế nổi bật. Website là điểm chạm quan trọng trên nền tảng số đối với khách hàng. Mỗi phân khúc khách hàng khác nhau lại ưa chuộng một phong cách thiết kế website riêng biệt. Nếu như khách hàng phải tiếp xúc với một giao diện trang chủ đầy màu sắc, hình ảnh sặc sỡ, nội dung thông tin nhiều và rối, tốc độ tải trang rất chậm thì ngay lập tức họ sẽ thoát khỏi trang. Hành trình của khách hàng với thương hiệu kết thúc trong chớp nhoáng. Do đó, website trong bộ nhận diện thương hiệu số cần thân thiện, dễ sử dụng và tăng được trải nghiệm người dùng.
5. Brand page
Brand page – Trang thương hiệu có thể coi là một landing page được tạo ra để phục vụ hoàn toàn cho thương hiệu của doanh nghiệp. Nó giống như một profile hoàn chỉnh của doanh nghiệp nhưng được thiết kế dưới dạng một trang web. Ở đó, doanh nghiệp thể hiệu tất cả những gì thương hiệu họ đang có, từ câu chuyện thương hiệu cho hành trình phát triển, năng lực công ty hay những dự án nổi bật. Khách hàng sẽ dễ dàng tìm kiếm những mục thông tin họ cần một cách nhanh chóng nhờ các điều hướng trên trang web.
6. E-profile
E- profile là một dạng của profile công ty thông thường nhưng được thiết kế trên môi trường số. Đây có thể coi là một bộ hồ sơ năng lực điện tử. Thêm vào đó, nó còn là ấn phẩm marketing cần thiết, không thể thiếu của doanh nghiệp. Dựa vào E-profile, doanh nghiệp có thể giới thiệu năng lực, thế mạnh và các dịch vụ của mình với khách hàng, đối tác ở bất cứ nơi đâu.
Thay vì doanh nghiệp phải giải quyết các vấn đề về in ấn như các profile truyền thống thì nay bộ hồ sơ năng lực có thể phát hành online. Khách hàng có thể tìm thấy toàn bộ nội dung cần thiết của profile trên website. Điều này tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ mua hàng gấp 2-3 lần. Từ đó, E-profile giúp tăng trải nghiệm khách hàng đối với dịch vụ, tăng khả năng chốt hợp đồng và ổn định tăng trưởng doanh thu bền vững cho doanh nghiệp.
Phương tiện truyền thông mạng xã hội là một phần quan trọng của bộ nhận diện thương hiệu số. Một thực tế không thể phủ nhận rằng sự hiện diện của các trang mạng xã hội đã làm thay đổi thế giới. Ngày càng nhiều người chuyển đổi các hành vi như trò chuyện, kết bạn, tìm kiếm thông tin hay mua sắm trên các nền tảng mạng xã hội.Người ta tin rằng lượng người dùng các trang truyền thông mạng xã hội sẽ đạt 2,95 tỷ vào năm 2020, nghĩa là một phần ba dân số Trái đất.
Tuy nhiên, đối với một thương hiệu, sự thể hiện trên các trang mạng xã hội luôn cần bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán từ hình ảnh, nội dung hay các chương trình… Tùy vào từng nền tảng và hướng đối tượng khách hàng sử dụng trên nền tảng đó mà các doanh nghiệp đưa ra các chiến lược riêng cho thương hiệu của mình. Ví dụ, nội dung trên Instagram cần được định hướng bằng hình ảnh xuất sắc. Nội dung trên Snapchat hay Tik Tok cần bám sát xu hướng cộng đồng, các trending mới nổi. Facebook là sự kết hợp của nhiều yếu tố trên, nội dung tập trung tùy vào tính cách thương hiệu.
8. Brand Video/ Phim doanh nghiệp
Video là định dạng kết hợp giữa âm nhạc, hình ảnh và lời nói. Brand Video hay các phim về doanh nghiệp mang đến cho khách hàng rất nhiều nội dung hữu ích. Những thông điệp mà video truyền tải có sự sâu sắc, thú vị mà đôi khi lời nói hay hình ảnh không thể bộc lộ hết được. Ngoài ra nó còn có thể được quảng bá trên phương tiện truyền thông xã hội và trong quảng cáo bằng các kênh khác nhau.
Với hơn 1,8 tỷ người dùng, YouTube trở thành một trong những trang web phổ biến nhất trên internet với số lượng người thích xem video khổng lồ. Đây là một nền tảng tuyệt vời để các doanh nghiệp thể hiện sự nhận diện của thương mình thông qua các video quảng cáo. Khách hàng hầu như đều bị thuyết phục về sản phẩm và thích thú khi bắt đầu mua hàng. Brand video mang đến những hình ảnh thực tế về sản phẩm, kiểm chứng của chuyên gia, ý kiến của khách hàng sau khi sử dụng, quy trình tạo ra sản phẩm… điều này tăng thêm niềm tin, sự tin tưởng cho khách hàng.
Tạm kết
Bộ nhận diện thương hiệu số là việc cần thiết mà các doanh nghiệp cần có trong thời buổi hiện nay. Khi mà Internet đã thay đổi hành vi và cách thức mua hàng của người tiêu dùng thì các doanh nghiệp cần phải nhanh nhạy đáp ứng được những thay đổi đó. Một bộ nhận diện thương hiệu số hoàn chỉnh sẽ giúp thương hiệu của các doanh nghiệp có thể kết nối với khách hàng mọi lúc, mọi nơi và khiến khách hàng ghi nhớ thương hiệu một cách nhanh chóng và rõ ràng hơn. Đã đến lúc các doanh nghiệp cần thay đổi để trở thành những người dẫn đầu xu thế và tạo ra thành quả to lớn cho thương hiệu của mình.