YouTube là công cụ tìm kiếm lớn thứ hai trên web, ngay sau Google. Và ít ai biết, Google sở hữu YouTube. Do đó, đây là mảnh đất màu mỡ mà các nhà quản lý truyền thông xã hội và các chuyên gia SEO không thể bỏ qua. Một kênh Youtube được tối ưu hóa là nền tảng để tạo nên những nội dung hấp dẫn. 7 chiến thuật dưới đây là các nguyên tắc bắt buộc để tạo một kênh Youtube thành công.
Khi người dùng truy cập kênh Youtube, điều đầu tiên đập vào mắt là Banner – biểu ngữ kênh Youtube của bạn. Banner là phần quảng cáo chạy trên đầu kênh Youtube.
Các thông số kỹ thuật lý tưởng cho banner Youtube là 2.560 x 1.440 pixel, tuy nhiên kích thước ảnh trong “vùng an toàn” là 1.546 x 423 pixel – vì vậy nội dung nên được giữ trong phần kích thước này.
Tạo banner lý tưởng cho kênh Youtube
Một banner lý tưởng sẽ cung cấp cho người xem thông tin về thể loại video và thời điểm phát của chúng. Hoặc, nếu việc tối ưu kênh Youtube không phải nền tảng xã hội chính mà bạn đang xây dựng, bạn có thể đặt các banner về các kênh truyền thông xã hội khác.
Tuy nhiên, không nên đặt quá nhiều thông tin trên banner vì người đọc sẽ bị “ngợp” và không thể đọc hết chúng. Do đó, hãy đơn giản hóa chúng nhất có thể.
Tạo video giới thiệu
Tạo video giới thiệu hoặc một video ngẫu nhiên nào đó có thể để lại ấn tượng cho người xem ban đầu khi họ ghé thăm kênh của bạn.
Một đoạn video giới thiệu tổng quát sẽ bắt đầu phát tự động dưới banner kênh và đó là video được đặt lớn nhất trên màn hình. Ngoài ra, trong phần đầu mô tả video cũng nên được hiển thị trên trang chủ của kênh. Điều này sẽ giúp người xem hiểu rõ hơn về kênh Youtube của bạn.
Tối ưu hóa playlist
Các video khác được hiển thị trên trang chủ của kênh được gọi là playlist – danh sách phát. Danh sách phát là các nhóm video được xác định, do chủ sở hữu kênh lựa chọn và đặt tên. Chúng là nhóm nội dung hoàn chỉnh, trình bày tất cả các câu hỏi xung quanh một chủ đề hoặc từ khóa cụ thể.
Để tối ưu, bạn cần đặt tiêu đề cho danh sách phát là từ khóa chính mà bạn muốn xếp hạng, sau đó thêm mô tả gồm các từ khóa long-tail keyword và từ khóa phụ.
Tất cả video trong playlist này phải liên quan đến chủ đề lớn hơn mà bạn muốn video của mình xếp hạng.
Xác định từ khóa
Cũng giống như Google, nền tảng Youtube dựa vào các tín hiệu do người dùng tạo để xác định kênh nào sẽ hiển thị video và thời điểm hiển thị video cho họ.
Một trong những cách có thể giúp Youtube hiểu nội dung và phân phát video tới những người dùng trực tiếp là xác định từ khóa kênh. Đây là bước thường bị bỏ qua vì phần cài đặt từ khóa này không hề dễ tìm.
Các bước cài đặt từ khóa cho kênh Youtube:
- Truy cập Youtube Studio
- Chọn cài đặt
- Từ menu -> channel
- Đặt từ khóa cho kênh
Không cần mô tả một triệu từ khóa mà thay vào đó hãy tập trung vào 5-10 từ khóa quan trọng mô tả kênh của bạn. Một nghiên cứu của Backlinko đã chỉ ra rằng bạn không nên sử dụng nhiều hơn 50 ký tự trong phần này.
Tùy chỉnh URL
Số lượng người đăng ký kênh có thể tùy chỉnh theo URL. Với 100 người đăng ký bạn sẽ được tùy chỉnh URL theo mong muốn.
Tùy chỉnh URL rất hữu ích vì nó sễ giúp liên kết với kênh Youtube dễ dàng hơn nhiều, đồng thời tối ưu hóa kênh Youtube tốt hơn.
Thay vì cung cấp một chuỗi ký tự và số ngẫu nhiên thì tùy chỉnh URL chỉ cần phải nhập youtube.com/(yourchannel). Hãy tùy chỉnh URL sau khi đạt đủ 100 người đăng ký, kênh có 30 ngày tuổi và đã đặt ảnh hồ sơ, banner.
Bạn có thể đặt URL bằng cách truy cập Youtube Studio, chọn Tùy chỉnh -> thông tin cơ bản -> điêbf URL bạn muốn sử dụng.
Mô tả kênh
Mô tả kênh là một trong những tín hiệu quan trọng mà Youtube dựa vào để xác định nội dung. Nội dung của bạn sẽ nói về chủ đề nào và sẽ phân phát cho cho ai để có thể tối ưu kênh Youtube của bạn nhất.
Tuy nhiên, nó cũng được sử dụng để cho người dùng biết họ có thể tìm kiếm điều gì ở kênh của bạn về cả nội dung và kết quả.
Ở phần này bạn nên sử dụng để liệt kê các chủ đề bạn sẽ đề cập, sử dụng các từ khóa mà khán giả có thể dùng để tìm kiếm nội dung của bạn.
Khi viết mô tả, điều quan trọng nhất phải chú ý là xem xét 100-150 ký tự đầu tiên, đây là tín hiệu để tạo ấn tượng và thu hút sự chú ý của khán giả qua kết quả tìm kiếm.
Mẫu “Connect with Me”
Cuối cùng, hãy xem xét tạo mẫu “Connect with Me” (Liên lạc với tôi) và thêm chúng và mô tả video của bạn. Tuy mẫy này không phải lúc nào cũng được sử dụng kể khuyến khích người dùng kết nối với kênh tuy nhiên chúng có thể thu hút tương tác nhiều hơn.
Ví dụ các tương tác này có thể bao gồm những thứ như:
- Tiếp theo nên xem video gì?
- Nội dung nào để đọc trên trang web của bạn.
- Liên kết đến các công cụ bạn sử dụng.
- Các khóa học trực tuyến bạn có thể cung cấp.
- Liên kết đến các kênh xã hội của bạn.
- Một liên kết để mọi người đăng ký kênh của bạn.
- Mô tả ngắn gọn về bạn là ai và những gì bạn cung cấp.
Trên đây là ví dụ về phiên bản mẫu “kết nối với tôi” của Shopify. Bạn sẽ thấy một phiên bản của mẫu này trên hầu hết các video của họ.