Tại sao bạn cần theo dõi lượt chia sẻ trên mạng xã hội ngay từ đầu?
Trước khi chúng ta đi sâu vào vấn đề, hãy phân tích ngắn gọn tại sao lượt chia sẻ trên xã hội lại quan trọng.
Mức độ tương tác (ví dụ: lượt chia sẻ, lượt thích và nhận xét) là một trong những chỉ số quan trọng nhất cần theo dõi trên môi trường online. Đó là lý do 48% nhà tiếp thị xã hội sử dụng lượt chia sẻ như một cách để đo lường mức độ thành công của các chiến dịch.
Tuy nhiên, một số nhà phê bình coi lượt chia sẻ trên mạng xã hội là một thước đo phù phiếm.
Và những người chỉ trích đó không hoàn toàn sai. Xét cho cùng, số lượt chia sẻ mà một bài đăng nhận được không phải là thước đo chính xác về chất lượng của nó. Không cần tìm đâu xa, tài khoản của người nổi tiếng hoặc thương hiệu danh tiếng luôn nhận được hàng chục, hàng trăm ngàn Tweet nhưng con số này không phản ánh chính xác số lượng người chia sẻ vì 1 tài khoản có thể Tweet nhiều lần.
Ví dụ, một bài đăng có hàng nghìn lượt chia sẻ nhưng không có tương tác lâu dài, không có người theo dõi mới và không có doanh số bán hàng. Vấn đề ở đây là gì?
Và giả sử rằng cùng một bài đăng dẫn đến một vài đề cập trên báo chí, hàng loạt lưu lượng truy cập và lượng khách hàng mới. Rõ ràng đó mới là hiệu quả.
Bài học rút ra ở đây là để lượt chia sẻ trở thành một thước đo có ý nghĩa, bằng cách nào đó, chúng cần được gắn với các mục tiêu truyền thông xã hội.
Nếu bạn quan tâm đến nhận thức về thương hiệu hoặc mức độ tương tác của cộng đồng, lượt chia sẻ là một chỉ báo trực tiếp cho sự thành công của bạn. Các thương hiệu cũng nên tìm hiểu sâu hơn số lượng chia sẻ để hiểu lý do tại sao người theo dõi quyết định tương tác với một bài đăng cụ thể.
Nhưng trước tiên, cần nhớ rằng, các thuật toán truyền thông xã hội rất hay thay đổi. Không có thủ thuật hoặc mẹo nào đảm bảo thành công của bạn.
Thay vào đó, các bài đăng của bạn nên tuân thủ các phương pháp quảng bá được cho phép trong khi xây dựng nền tảng nội dung có thể chia sẻ. Bất kỳ sự kết hợp nào của các chiến thuật dưới đây đều có thể hữu ích và đều công bằng cho bất kỳ doanh nghiệp nào.
Dưới đây là 7 thủ thuật đơn giản giúp bạn nhận được nhiều lượt chia sẻ hơn trên mạng xã hội. Cùng tìm hiểu nhé!
Ưu tiên các định dạng nội dung có thể chia sẻ nhiều nhất (video, hình ảnh và tin nóng)
Nội dung trực quan là một trong những nội dung được chia sẻ nhiều nhất trên mạng xã hội.
Theo dữ liệu gần đây từ Sprout, hình ảnh (68%) và video (50%) là những định dạng hàng đầu.
Sự phổ biến của TikTok và Instagram là ví dụ hoàn hảo cho thấy nội dung video ngắn đang bùng nổ thời điểm hiện tại.
Thuật ngữ “Viral video” tồn tại bởi vì định dạng này rất dễ được chia sẻ. Cho dù đó là một hướng dẫn ngắn gọn hay một đoạn phim quảng cáo nhỏ dành cho doanh nghiệp của bạn, thì video là định dạng lý tưởng để thu hút những người theo dõi bạn qua màn hình của họ.
Định dạng hình ảnh và video nên được ưu tiên thực hiện
Trong khi đó, infographic và hình ảnh mô tả dữ liệu cũng có xu hướng lan truyền nhanh hơn trên mạng xã hội. Bởi vì infographic rất dễ đọc, dễ hiểu, thông tin ít không yêu cầu người đọc phải đọc nhiều và những định dạng này có tiềm năng chia sẻ cao hơn nhiều so với một bài đăng truyền thống.
Phương tiện truyền thông xã hội luôn là nơi lan truyền nhanh chóng của tin tức và những mẩu tin “bạn có biết”. Các thông tin với tiêu đề “BREAKING NEWS” và thông tin “HOT” là một lựa chọn an toàn để khuyến khích người dùng chia sẻ.
Chỉ để lại liên kết đến video hoặc các bài đăng trên website vào nguồn cấp dữ liệu xã hội của bạn không có tác dụng gì cho thấy rằng bài đăng của bạn đáng được nhấp vào, chứ đừng nói đến việc chia sẻ.
Một số mẹo nhanh tăng cường caption nhận được lượt chia sẻ nhiều hơn bao gồm:
- Sử dụng #hashtag trên các nền tảng như Twitter, Instagram,LinkedIn hoặc Facebook (gợi ý: nghiên cứu nói rằng các bài đăng cùng với #hashtag có phạm vi tiếp cận rộng hơn những bài không có thẻ)
- Sử dụng các cụm từ kêu gọi hành động thích hợp trong bài đăng (chẳng hạn: “retweet” hoặc “share this”)
- Tận dụng giới hạn ký tự trong bài đăng để thêm các thuật ngữ có liên quan (đặc biệt là trên LinkedIn, Pinterest hoặc Twitter)
Điều tương tự cũng đúng với nền tảng khác như Pinterest, nơi các mô tả và thẻ làm tăng khả năng hiển thị nội dung của bạn.
Việc phân loại và tìm kiếm Pinterest được thực hiện thông qua các thẻ
Điều này không khuyến khích bạn nhồi nhét caption của mình bằng các từ khóa. Mà bạn nên tự làm quen với giới hạn ký tự trên mỗi mạng xã hội và tận dụng những lợi thế có sẵn này này để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đảm bảo mọi bài đăng đều thân thiện với thiết bị di động
Phần lớn lưu lượng truy cập mạng xã hội đến từ thiết bị di động.
Hầu hết các nền tảng mạng xã hội hiện nay đều thực hiện tốt việc tối ưu hóa trên thiết bị di động. Có một số bước bổ sung mà bạn có thể thực hiện để không bỏ bê khách hàng truy cập thiết bị di động nào của mình, bao gồm:
- Kiểm tra kỹ để đảm bảo rằng đồ họa có thể đọc được, có thể thu phóng và không bị cắt bởi các bản xem trước hình ảnh (Điều này thường xuất hiện trên Twitter)
- Ngắt dòng và dấu câu thích hợp trong caption để tránh hiển thị văn bản hoặc #hashtag khó nhìn hoặc bị “dính” vào nhau.
- Thêm caption/phụ đề vào video để người xem đều có thể hiểu được nội dung, kể cả những người tắt tiếng điện thoại.
Lựa chọn thời gian hoàn hảo để đăng bài
Đây là điều không cần bàn cãi. Hãy luôn đăng bài vào thời gian đối tượng mục tiêu của bạn tương tác nhiều nhất.
Bản đồ nhiệt của những thời điểm tốt nhất để đăng lên Facebook để nhận được nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội
Không có thủ thuật thời gian cụ thể nào có thể thu hút thêm lượt chia sẻ từ người dùng qua mạng xã hội. Việc xuất bản nội dung dựa trên thời điểm những người theo dõi của bạn hoạt động tích cực nhất có ý nghĩa đối với khả năng hiển thị tối đa.
Nắm bắt các chủ đề thịnh hành và định dạng nội dung
Các trend luôn thay đổi và thường tồn tại trong thời gian ngắn, để không bỏ lỡ lượng tương tác khủng mà các xu hướng này mang lại hãy thường xuyên cập nhật để nắm bắt chúng.
Cho dù đó là các #hashtag thịnh hành hay các meme mới nhất, việc tận dụng những gì mọi người đang quan tâm là cách hiệu quả để bứt phá số lượt chia sẻ.
Trendjacking được coi là hoạt động tốn ít công sức nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng giúp nâng cao nhận diện thương hiệu và thể hiện cá tính thương hiệu.
Tạo nội dung khuyến khích người dùng phản hồi (câu hỏi và thăm dò ý kiến)
Nhiều lượt chia sẻ trên mạng xã hội tập trung vào việc thúc đẩy các cuộc trò chuyện. Đó là lý do bài đăng định dạng câu hỏi rất phổ biến. Các câu hỏi và cuộc thăm dò là cách tốt nhất để người theo dõi lôi kéo những người mới vào cuộc trò chuyện.
Điểm hay của các bài đăng dựa trên câu hỏi là chúng không đòi hỏi nhiều về tính sáng tạo và đầu tư quá nhiều. Thông qua các câu hỏi thường xuyên, bạn có thể xây dựng ý thức cộng đồng mạnh mẽ hơn với khán giả của mình đồng thời tạo được nhiều lượt chia sẻ hơn như một “phần thưởng” bổ sung.
Chia sẻ nội dung dễ dàng, liền mạch tất cả các kênh marketing
Công việc của bạn là loại bỏ càng nhiều bước càng tốt khi ai đó muốn chia sẻ nội dung của bạn.
Điều đó có nghĩa là không cần sao chép, dán hay nhập thủ công. Lý tưởng nhất là có thể chia sẻ nội dung của bạn chỉ bằng một cú nhấp chuột.
Đảm bảo rằng người dùng dễ dàng chia sẻ nội dung và truy cập thương hiệu của bạn qua mạng xã hội thông qua các nút chia sẻ được gắn trên bài đăng blog hoặc nhúng các tweet vào nội dung mà người đọc có thể chia sẻ.
Ngoài trang web hoặc blog, các nút chia sẻ lên mạng xã hội phải là một phần của chân trang email để thu hút lượng theo dõi chuyên dụng từ những người đăng ký.
Kết
Bạn có hài lòng với số lượng chia sẻ trên mạng xã hội mà bạn nhận được không?
Nhận được nhiều chia sẻ xã hội hơn là một mục tiêu gần như phổ biến của các nhà tiếp thị.
Tuân thủ các mẹo trên chắc chắn có ích. Các thương hiệu nên sẵn sàng thử nghiệm các loại nội dung khác nhau và phân tích nội dung nào hiệu quả (và nội dung nào không).
Theo thời gian, bạn có thể xác định chiến lược nội dung dẫn đến lượt chia sẻ nhất quán từ khán giả mục tiêu của mình.
Và nếu bạn muốn tìm hiểu về nội dung có thể chia sẻ trông như thế nào hoặc cách mở rộng phạm vi tiếp cận của thương hiệu, hãy đảm bảo bạn tự làm quen với những gì mà các thuật toán truyền thông xã hội ngày nay đang tìm kiếm.