Hendrickson cho biết: “Khi phải chọn nền tảng xã hội nào để đầu tư, thường không có câu trả lời chung cho tất cả.” Điều này con phụ thuộc vào tính cách người mua và mục tiêu tiếp thị của doanh nghiệp, một số kênh sẽ giúp quảng cáo của bạn thu hút hơn, trong khi một số kênh khác có thể không có tác động.
Bài viết này đề cập đến năm nền tảng truyền thông xã hội khác nhau để cung cấp cho bạn thông tin hữu ích nhất khi nào bạn nên và không nên chọn sử dụng chúng trong chiến lược quảng cáo trên mạng xã hội của mình.
Bạn nên quảng cáo trên mạng xã hội nào?
Khi quyết định sử dụng mạng xã hội nào đó, Delaney cho biết, “Rất khó để đề xuất nền tảng này hay nền tảng khác cho quảng cáo trên mạng xã hội”. Tốt nhất là bạn nên có một cái nhìn tổng thể về nhu cầu của mình, những gì nền tảng cung cấp và bắt đầu từ đó.
Điều đáng nói là, một số mạng xã hội được trang bị tốt hơn để đáp ứng nhu cầu tiếp thị tổng thể hơn những mạng khác và chúng ta sẽ thảo luận về những điều đó bên dưới.
Facebook có khoảng 1,82 tỷ người dùng hoạt động hàng ngày và là một trong những nền tảng truyền thông xã hội phổ biến nhất. Facebook cũng là nền tảng tiếp thị hàng đầu trên toàn thế giới, với 91% B2B và 96% nhà tiếp thị B2C sử dụng nó để quảng cáo và tiếp thị.
Về điều này, Hendrickson cho rằng, “Dù tốt hay xấu, mọi doanh nghiệp đều cần xây dựng sự hiện diện của quảng cáo trên Facebook”. Nền tảng này sở hữu các công cụ mạnh mẽ nhất để tối ưu hóa và nhắm mục tiêu, cho phép các nhà tiếp thị tạo ra hành trình của người mua thực sự trong phạm vi nền tảng. Hendrickson cho biết thêm, “Facebook mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho bạn”, có nghĩa là tỷ lệ chuyển đổi trên nền tảng này cao (chính xác là 4,7%).
Cho dù bạn là một chủ sở hữu thương hiệu nhỏ lẻ hay một công ty quy mô lớn hoạt động trong bất kỳ lĩnh vực nào, bạn đều có thể tìm thấy thành công trên Facebook, nếu bạn sử dụng công cụ quản lý quảng cáo của họ một cách hiệu quả và tạo chiến lược tiếp thị trên Facebook khi cân nhắc kỹ lưỡng đối tượng mục tiêu của mình.
Bạn có thể nghĩ như thế này: 15% người dùng Facebook thường xuyên sử dụng nền tảng này để tìm và mua sắm sản phẩm. Giả sử bạn là một doanh nghiệp Thương mại điện tử đã nhắm mục tiêu quảng cáo của mình đúng đối tượng. Trong trường hợp đó, tỷ lệ chuyển đổi cao sẽ biểu thị đúng thị trường mục tiêu của bạn, những người đã sử dụng nền tảng để mua sắm và số lượng người mua hàng dựa trên quảng cáo của bạn.
Khi nào bạn không nên quảng cáo trên Facebook?
Mặc dù hữu ích cho hầu hết các doanh nghiệp, nhưng vẫn có những lúc quảng cáo trên Facebook không mang lại lợi ích như mong đợi.
Ví dụ: nếu bạn không hiểu sâu về đối tượng mục tiêu của mình là ai, tốt nhất nên tạm gác quảng cáo Facebook sang một bên cho đến khi bạn có thể hiểu rõ khách hàng mục tiêu của mình. Nhắm mục tiêu quảng cáo trên Facebook khá cụ thể và thuật toán có thể học hỏi từ các khách hàng tiềm năng của bạn theo thời gian, quá trình này bắt đầu với một danh sách các nhóm có sẵn để nhắm mục tiêu.
Instagram là một nền tảng truyền thông xã hội trực quan, thiên về hình ảnh và nội dung video chất lượng cao. Mạng xã hội này có khoảng 500 triệu người dùng hoạt động hàng ngày và 62,7% khán giả toàn cầu nằm trong độ tuổi 18-34. Về hoạt động của người dùng, 70% người đam mê mua sắm cho biết họ sử dụng ứng dụng để khám phá sản phẩm.
Từ những thực tế đó, Instagram có thể mang lại rất nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp B2C (82% các nhà tiếp thị B2C đang sủ dụng nền tảng này), đặc biệt là những người sử dụng hình ảnh và hình ảnh chất lượng cao để thu hút khách hàng tiềm năng và thúc đẩy chuyển đổi. Instagram gần đây đã thiết kế lại ứng dụng trên thiết bị di động để tập trung hơn vào việc mua sắm, giúp quảng cáo và mua bán sản phẩm dễ dàng hơn mà không cần điều hướng khách hàng đến trang web cửa hàng.
Ngoài ra, Instagram như một phương tiện dịch vụ khách hàng cho các doanh nghiệp Thương mại điện tử. Thay vì yêu cầu người dùng gửi câu hỏi qua email hoặc gọi đến trung tâm dịch vụ khách hàng, bạn có thể yêu cầu người theo dõi nhắn tin trực tiếp cho bạn các câu hỏi, nhận xét về bài đăng và thậm chí bạn có thể đăng video hướng dẫn, giải thích cách sản phẩm của bạn hoạt động.
Tóm lại, nếu bạn là một doanh nghiệp Thương mại điện tử có thể sản xuất nội dung hình ảnh chất lượng cao để thu hút và lôi kéo khách hàng tiềm năng, thì Instagram là một lựa chọn đáng cân nhắc.
Khi nào bạn không nên quảng cáo trên Instagram?
Không giống như Facebook, Instagram thực sự chỉ phù hợp với các doanh nghiệp B2C. Nếu bạn là một công ty kinh doanh không tập trung vào mua hàng của người tiêu dùng cá nhân, bạn có thể sẽ gặp một số khó khăn khi tiếp thị trên Instagram và tăng tỷ lệ tương tác trên nền tảng đó.
Việc sử dụng Instagram nhưng không tạo ra nội dung chất lượng cao mà ứng dụng yêu cầu sẽ không đem lại hiệu quả cho các nỗ lực tiếp thị của bạn. Người dùng trên ứng dụng mong đợi nội dung chất lượng cao, vì vậy việc có những hình ảnh trực quan này là rất quan trọng, bất kể loại hình kinh doanh của bạn là gì. Nếu bạn không có thời gian hoặc phương tiện hỗ trợ, việc chuyển sang một nền tảng khác có thể sẽ mang lại nhiều thành công hơn trong khi dành thời gian tìm hiểu về Instagram và tạo nội dung hình ảnh chất lượng cao để sử dụng trong tương lai.
Bạn không nên quảng cáo trên mạng xã hội nào?
Tất cả các nền tảng trên đều hoạt động cho các nhu cầu quảng cáo cụ thể. Tuy nhiên, các nhà tiếp thị với các mục tiêu khác nhau vẫn có thể phát triển sự hiện diện trên các nền tảng này để bước đầu xây dựng chiến lược cho đến khi cần các mục tiêu tiếp thị đó. Delaney cho biết, “Thành công trên các nền tảng truyền thông xã hội khác nhau có thể khác nhau tùy thuộc vào ngành nghề, nơi khách hàng mục tiêu tập trung nhiều nhất và mục tiêu trong ngắn hạn hay dài hạn của bạn.”
Có những nền tảng truyền thông xã hội có đối tượng và nhân khẩu học mục tiêu quá cụ thể nên sẽ rất khó để tìm kiếm thành công và không đáp ứng được các yêu cầu thích hợp của họ, như LinkedIn và TikTok.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên bỏ qua hai nền tảng này. Thay vào đó, các doanh nghiệp có thể tận dụng nguồn dữ liệu người dùng rộng lớn này để hoàn thành một số mục tiêu tiếp thị quan trọng.
Dưới đây, chúng ta sẽ xem xét hai nền tảng này xem cách chúng có thể được sử dụng và cung cấp cho các nhà tiếp thị ý tưởng về thời điểm họ có thể sử dụng các nền tảng đó trong tương lai.
LinkedIn là một nền tảng truyền thông xã hội độc đáo, phục vụ hoàn toàn cho các doanh nghiệp và các chuyên gia đang làm việc. Mặc dù cơ sở người dùng của nó cực kỳ cụ thể, nhưng LinkedIn có khả năng quảng cáo nhắm mục tiêu mạnh mẽ giúp các nhà tiếp thị tiếp cận hơn 690 triệu người dùng tại đây.
Chi phí chạy các chiến dịch quảng cáo LinkedIn tương đối cao. Tuy nhiên, khách hàng tiếp cận được có chất lượng cao hơn các trang web khác vì khách hàng tiềm năng có chất lượng cao hơn nhiều so với các kênh truyền thông xã hội khác. Quảng cáo của bạn sẽ luôn được nhìn thấy bởi các cá nhân có kiến thức kinh doanh, được nhắm mục tiêu dựa trên thông tin nhân khẩu học có liên quan như chức danh công việc, ngành nghề và vị trí làm việc.
Mặc dù chi phí cao hơn, nhưng LinkedIn có tỷ lệ nhấp tương đối thấp (trung bình chỉ đạt 0,45% thấp hơn rất nhiều so với Facebook).
Do tính độc quyền, các doanh nghiệp Thương mại điện tử và doanh nghiệp B2C có thể sẽ không thành công trong các nỗ lực tiếp thị trên LinkedIn, vì người dùng nền tảng không phù hợp với mục tiêu mua hàng như họ làm trên Instagram hoặc Facebook và thậm chí còn ít hơn họ trên Twitter.
Ngược lại, các doanh nghiệp B2B sử dụng nền tảng này có thể đạt được kết quả khả quan hơn.
Khi nào bạn nên quảng cáo trên LinkedIn?
82% các nhà tiếp thị B2B sử dụng LinkedIn như một phương tiện kết nối chuyên nghiệp. Cho dù mục tiêu của bạn là nâng cao nhận diện thương hiệu, đăng ký sự kiện, quảng cáo cơ hội việc làm hay tuyển dụng nhân viên mới, quảng cáo của LinkedIn sẽ giúp bạn chỉ định đúng đối tượng mục tiêu và thu hút khách hàng tiềm năng mà bạn cần.
Nếu bạn đang tìm kiếm cơ hội việc làm mới, hãy sử dụng LinkedIn. Nếu bạn hy vọng kết nối và phát triển kết nối trong lĩnh vực của mình, hãy sử dụng LinkedIn. Nếu bạn là nhà tuyển dụng, hãy sử dụng LinkedIn. Chi phí quảng cáo trên nền tảng này sẽ được đền đáp xứng đáng cho những người sử dụng nó bởi vì các khách hàng tiềm năng trên nền tảng này có chất lượng cao hơn hẳn so với đối tượng quảng cáo việc làm trên Facebook.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp B2C có cơ hội sử dụng LinkedIn cho nhiều tình huống khác nhau bên cạnh sự tương tác và chuyển đổi. Ví dụ: nếu bạn là một công ty B2C đang muốn mở một cửa hàng mới ở một thành phố khác, sử dụng LinkedIn để quảng cáo các tin tuyển dụng sẽ có lợi hơn. Việc nhắm mục tiêu quảng cáo sẽ giúp bạn phân khúc đối tượng phù hợp ở vị trí đó và tuyển dụng các chuyên gia phù hợp nhất cho các vị trí còn trống.
TikTok
TikTok là một nền tảng quảng cáo tương đối mới đối với các nhà tiếp thị. Gần đây TikTok đã cho ra mắt TikTok For Business, nơi các nhà tiếp thị có thể tìm hiểu về quảng cáo TikTok và tạo quảng cáo phù hợp nhất trên ứng dụng.
TikTok có tốc độ phát triển thần tốc, chỉ trong vòng 3 năm ra mắt đã có mặt tại 155 quốc gia, với hơn 600 triệu người dùng hoạt động hàng tháng. Người dùng TikTok dành nhiều thời gian trên ứng dụng này hơn bất kỳ trang mạng xã hội nào khác, thời gian trung bình mỗi phiên là 10,85 phút. Do đó, tiềm năng quảng cáo trên TikTok rất lớn, đặc biệt là về mức độ nhận diện và tương tác.
TikTok, giống như các nền tảng trực quan khác, chuyên về các video chất lượng cao, nhưng nội dung video quá dàn trải, điều này khiến việc tìm kiếm thành công trở nên khó khăn hơn. TikTok phổ biến trong Thế hệ Z và hầu hết người dùng nằm trong độ tuổi từ 10 đến 19. Mặc dù ứng dụng có thể giúp bạn tiếp cận với khán giả trẻ hơn so với các ứng dụng truyền thông xã hội khác, nhưng nhóm nhân khẩu học này rất cụ thể về các loại nội dung mà họ thích. Họ thường né tránh việc xem quảng cáo bán hàng đơn thuần và thích quảng cáo với nội dung gần gũi hơn, chân thật hơn.
Họ muốn nhìn thấy khía cạnh con người hơn trong doanh nghiệp của bạn, như ai là người tạo ra sản phẩm và cách hành xử của doanh nghiệp đối với nhân viên. Nếu doanh nghiệp của bạn không chuẩn bị để đáp ứng những nhu cầu này, sẽ khó để hưởng lợi từ tỷ lệ tương tác cao mà TikTok cung cấp. Tuy nhiên, luôn có chỗ cho sự phát triển nếu các doanh nghiệp đưa ra kế hoạch tiếp thị phù hợp với sở thích người dùng của TikTok.
Khi nào bạn nên sử dụng TikTok?
Henrickson cho biết, “Nếu bạn có đủ tài nguyên, đừng ngần ngại việc thử nghiệm trên các kênh mới để giành lấy thành công trên một nền tảng nào đó trước đối thủ cạnh tranh của mình. Nhưng nếu đã cố gắng mà vẫn gặp nhiều khó khăn trên các kênh đó thì đó có thể không phải là bước đi đúng đắn cho thương hiệu của bạn về lâu dài.”
Điều đáng nói ở đây là, nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm cách phân nhánh và sản xuất nội dung để hiển thị khía cạnh con người mới của công ty, thì TikTok là một nơi tuyệt vời để bắt đầu, nhờ tỷ lệ tương tác cao hơn Instagram và Twitter trên tất cả các cấp độ người theo dõi. Sử dụng nền tảng này có thể giúp bạn đa dạng hóa các loại nội dung và chia sẻ khía cạnh sáng tạo của doanh nghiệp.
Ngoài ra, TikTok thường ưu tiên hiển thị chiến dịch có sự tham gia của influencer và nội dung được sáng tạo bởi influencer. Nếu doanh nghiệp của bạn đã sử dụng loại hình quảng cáo này thì việc sử dụng TikTok làm nơi đăng nội dung này là điều đáng cân nhắc.
Đưa ra quyết định cuối cùng
Việc quyết định lựa chọn sử dụng nền tảng nào để thực hiện chiến lược tiếp thị tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh tổng thể và loại hình kinh doanh của bạn. Nếu bạn tập trung vào việc mua hàng của người tiêu dùng, bạn muốn sử dụng một nền tảng thu hút khán giả mua sản phẩm của mình, hãy ưu tiên sử dụng hình ảnh chất lượng cao trên Instagram. Nếu công ty bạn hoạt động trong lĩnh vực tuyển dụng LinkedIn sẽ là lựa chọn đúng đắn nhất.
Việc thử nghiệm nhiều loại nội dung sáng tạo khác nhau cho các mục tiêu và đối tượng khác nhau trên nhiều nền tảng, lặp lại các kết quả đó và so sánh theo thời gian nên được ưu tiên. Để nhận ra rằng một nền tảng mà ban đầu bạn nghĩ là tốt nhất thực chất không mang lại kết quả như mong đợi.
Nếu bạn thường xuyên phân tích các chỉ số chiến dịch của mình và chú ý đến các chiến dịch đã khởi chạy chạy, bạn sẽ nhận được thông tin cần thiết để đưa ra các quyết định sáng suốt về các nỗ lực tiếp thị của mình. Từ đó, có thể xác định nền tảng nào mang lại kết quả tốt nhất cho doanh nghiệp và sử dụng nền tảng đó để triển khai chiến lược tiếp thị trong tương lai.